Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 6 đến 12 tuổi

Thục phẩm dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi
0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 49 Second

Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng việc phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Việc xây dựng 1 chế độ đầy đủ, đúng cách sẽ giúp bé có nền tảng phát triển tốt cho những thay đổi nhanh chóng trong tương lai. Đặc biệt là giai đoạn 6 đến 12 tuổi khi trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa dậy thì.Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp và có một thực đơn ăn uống thường ngày hợp lý.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn vai trò của dinh dưỡng, những vấn đề phải đối mặt và cách để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ nhất. Hãy cùng theo dõi trong mục dinh dưỡng trẻ em nhé.

Sự phát triển trí tuệ và các năng lực của trẻ trong giai đoạn 6 đến 12 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ dần nhận thức được về thế giới xung quanh. Chúng có thể cầm viết vững để tập viết chữ, tô màu, vẽ hình, tập đánh đàn, gõ trống. Ngoài ra, trẻ phân biệt được màu sắc; ghi nhớ hình ảnh; tiếng động tốt hơn và khả năng làm toán tính; so sánh; đếm số cũng phát triển hơn…

Vì vậy, đây là thời gian để cha mẹ cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với thế giới xung quanh nhiều hơn. Nếu trẻ thích thú hay tỏ ra có năng khiếu về một môn học như hội họa; âm nhạc; bơi lội; võ thuật cần tạo điều kiện cho bé trau dồi và rèn luyện. Ngoài môn học năng khiếu, mẹ nên cho trẻ mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Việc học văn hóa vẫn là ưu tiên hàng đầu và việc học ngoại ngữ nên được bắt đầu sớm.

Khi đó, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quyết định giúp trẻ phát triển và làm được những điều đó. Việc phát triển về mặt thể chất luôn gắn liền với sự phát triển về trí tuệ.

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh

Nguy cơ béo phì, suy dinh dưỡng trong độ tuổi 6-12 tuổi

Trong giai đoạn hội tụ đầy đủ những yếu tố như sự hiểu động, tìm tòi, khám phá, nhất là đã biết “phản ứng” lại những yếu tố xung quanh hay chăm chú vào việc học tập, trẻ rất dễ gặp phải những vấn đề về dinh dưỡng.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe kém, sức đề kháng giảm sút. Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiều loại bệnh khác. Không những thế, thiếu dinh dưỡng làm trẻ lười vận động, học tập thua sút do giảm sức tập trung và khả năng tư duy.

Những trẻ béo phì có nguy cơ tăng cân nhanh, do đã tự chủ trong việc ăn uống và sinh hoạt. Do đó, phụ huynh chú ý không nên lưu trữ nhiều thức ăn ngọt, béo trong tủ lạnh. Cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm và duy trì vận động nhiều để cơ thể phát triển cân đối. Trẻ béo phì thường dậy thì sớm và ngưng tăng trưởng chiều cao sớm hơn.

Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý tới việc ăn uống của con cái để có cách xử lý và ứng phó phù hợp giúp con phát triển thể lực khỏe mạnh.

Chú ý chế độ dinh dưỡng tránh nguy cơ béo phì cho trẻ nhỏ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tuổi

Trẻ vẫn cần ăn đủ 3 bữa ăn chính với 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm béo, rau, trái cây…) và 2-3 bữa phụ xen giữa những bữa chính mỗi ngày. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất vào bữa sáng và những bữa phụ. Theo đó, bữa sáng của trẻ cần được bổ sung chất đạm từ thịt, cá, trứng và các loại đậu; chất béo có trong bơ, pate; chất rau trong xà lách hay dưa leo và vitamin từ các loại trái cây.

Các món ăn phụ như sữa chua, phomai, bánh flan, trái cây… rất cần thiết cho khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi. Hàng ngày bố mẹ nên bổ sung cho bé khoảng 150ml sữa hay các chế phẩm từ sữa.

Nếu trẻ tăng cân chậm, không tăng cân hoặc tăng cân quá nhanh trên 500gram mỗi tháng, mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn và theo dõi đà tăng trưởng của bé.

Mẹ cần phối hợp với nhà trường để có một thực đơn phù hợp cho bé với thời gian và liều lượng ăn hợp lý; đồng thời tạo điều kiện cho bé vận động; tập thể dục thể thao nhiều hơn. Sau giờ học hoặc vào cuối tuần, cha mẹ hãy sum họp gia đình và dành thời gian vui chơi cùng bé.

xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ

Gợi ý thực đơn mẫu cho bé từ 6 đến 12 tuổi

Tùy vào thể trạng của từng trẻ  mà có chế độ dinh dưỡng cũng như cách sắp xếp thực đơn phù hợp. Tuy nhiên nếu con bạn đang trong tình trạng phát triển thể lực bình thường thì có thể áp dụng theo thực đơn mẫu dưới đây để giúp trẻ phát triển bền vững.

  • 7h: Một tô cánh canh giò heo, rau xà lách và một hộp sữa tươi 200ml
  • 9h30: Một bánh bông lan nho và một trái quýt
  • 12h: 1-2 chén cơm với tôm rang thịt, canh rau lang nấu thịt bò, dưa hấu
  • 15h30: Một ít táo sẽ giúp trẻ có một buổi chiều thoải mái
  • 18h30: 1-2 chén cơm với trứng chiên có phô mai cắt cục, canh rong biển nấu thịt nạc
  • 21h – 21h30: Một ít trái cây trước khi đi ngủ

Vì tương lai của trẻ, các bạn cần hết sức lưu ý và giúp con phát triển thể lực khỏe mạnh. Đó cũng là điều kiện để trẻ nâng cao trình độ, trí tuệ của mình. Trẻ sẽ có tương lai tươi sáng hơn. Cũng xin lưu ý với phụ huynh rằng, trẻ cần được kiểm tra về dinh dưỡng trong giai đoạn này để phát triển đúng hướng và phù hợp.

Kết luận

Trên đây là những vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho những bước phát triển mới trong cơ thể trẻ. Việc cha mẹ hiểu và nắm rõ chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ giúp bé có tiền đề phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho cha mẹ. Hãy để lại bình luận của cha mẹ về những thông tin trên nhé. Và cũng đừng quên theo dõi website để nhận thêm những thông tin hữu ích.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 83 = 84

error: Content is protected !!